HomeUncategorized

Không chỉ ‘rút tay’ khỏi trạm ISS 500 tấn, Nga ra 1 loạt đáp trả rắn cho Mỹ và phương Tây

Không chỉ ‘rút tay’ khỏi trạm ISS 500 tấn, Nga ra 1 loạt đáp trả rắn cho Mỹ và phương Tây

Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos đã đưa ra một loạt đáp trả lên Mỹ và phương Tây, nhằm 'trả lời' lệnh trừng phạt từ các nước này.

Hiểu VinFast Vento trong phút mốt: Hơn 50 triệu, lấy gì để ‘làm nên chuyện’?
Cảm ứng chống trộm: Thiết bị thông minh nào giúp bạn an tâm khi ra khỏi nhà?
Cách nhanh nhất để xem tin nhắn đã thu hồi trên Messenger

Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos vừa thông báo rằng họ đang ngừng hợp tác với châu Âu về các vụ phóng tên lửa Soyuz vào không gian từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Reuters trích thông tin từ Tổng giám đốc Roscosmos – ông Dmitry Rogozin hôm 26/2/2022.

Trước đó, Mỹ và châu Âu đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào lãnh thổ Ukraine; đồng thời loại một số ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) – động thái này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề* cho các ngân hàng và thị trường Nga, vốn đã bị nhiều lệnh trừng phạt tài chính nhắm tới, Theverge thông tin.

Không chỉ rút tay khỏi trạm ISS 500 tấn, Nga ra 1 loạt đáp trả rắn cho Mỹ và phương Tây - Ảnh 1.

Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos. Ảnh: Getty Images/Futurism

SCMP dẫn thông tin mới nhất từ bài đăng trên kênh Telegram của ông Dmitry Rogozin. Bài đăng có đoạn: “Để đáp lại các lệnh trừng phạt của EU đối với các công ty của chúng tôi (Nga), Roscosmos đang ngừng hợp tác với các đối tác châu Âu liên quan đến các vụ phóng vào không gian từ Kourou; đồng thời rút toàn bộ 87 nhân viên kỹ thuật của Nga khỏi Trung tâm Vũ trụ Guiana thuộc Pháp, những người đã hỗ trợ phóng tên lửa Soyuz cho Roscosmos và các công ty khác của Nga”.

Như Space.com đã chỉ ra, nhà cung cấp thiết bị phóng của châu Âu là Arianespace sử dụng tên lửa Soyuz của Roscosmo để phóng vệ tinh từ Trung tâm Vũ trụ Guiana thuộc Pháp và Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Arianespace đang trên đà phóng hai vệ tinh Galileo lên quỹ đạo bằng tên lửa Soyuz vào tháng 4/2022, tuy nhiên, điều đó có thể sẽ bị lùi lại do căng thẳng giữa các quốc gia ngày càng gia tăng.

Ngoài việc tạm thời cắt đứt quan hệ với Arianespace, người đứng đầu Roscosmos, ông Dmitry Rogozin, đã quyết định loại Mỹ khỏi sứ mệnh chung khám phá sao Kim, được gọi là Venera-D.

Vào sáng sớm 26/2/2022, Dmitry Rogozin cho biết ông coi “sự tham gia tiếp tục của Mỹ” trong sứ mệnh Venera-D của Nga là “không phù hợp” do các biện pháp trừng phạt mà nước này đưa ra đối với Nga. 

Trước đó, vào ngày 24/2, ông Dmitry Rogozin cũng tuyên bố các biện pháp trừng phạt này sẽ hủy hoại quan hệ giữa Nga và NASA, có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) 500 tấn ngoài quỹ đạo. 

ĐỌC CHI TIẾT TẠI ĐÂY:

Xem thêm:

Tin liên quan

Sau khi hay tin, Liên minh Châu Âu (EU) đang ‘làm lơ’ quyết định của Roscosmos, và nói rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các mạng vệ tinh Galileo và Copernicus của họ, SCMP cho hay.

“Với tư cách là Ủy viên phụ trách chính sách không gian châu Âu và đặc biệt là các cơ sở hạ tầng không gian châu Âu Galileo và Copernicus, tôi lưu ý đến quyết định của cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos rút khỏi Trung tâm vũ trụ Guiana ở Kourou, sau các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga bởi EU và các đối tác trước hành động gây hấn quân sự của Nga ở Ukraine.

Tôi xác nhận rằng quyết định này không ảnh hưởng đến tính liên tục và chất lượng của các dịch vụ Galileo và Copernicus. Quyết định này cũng không khiến sự phát triển tiếp tục của các cơ sở hạ tầng này gặp rủi ro. Chúng tôi sẽ đưa ra tất cả các quyết định có liên quan để đáp lại quyết định này một cách đúng đắn và tiếp tục phát triển kiên quyết thế hệ thứ hai của hai cơ sở hạ tầng không gian có chủ quyền của EU này.

Chúng tôi sẵn sàng hành động quyết đoán, cùng với các Quốc gia Thành viên, để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng này trong trường hợp bị xâm lược, đồng thời tiếp tục phát triển Ariane 6 và VegaC để đảm bảo quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trong lĩnh vực tên lửa và bệ phóng” – Theverge trích thông tin từ website chính thức của Liên minh Châu Âu.

Không chỉ rút tay khỏi trạm ISS 500 tấn, Nga ra 1 loạt đáp trả rắn cho Mỹ và phương Tây - Ảnh 4.

Bệ phóng tại Sân bay Vũ trụ của Châu Âu, Trung tâm Vũ trụ Guiana ở Kourou, Guiana thuộc Pháp. Ảnh chụp vào tháng 12 năm 2021. Ảnh: NASA / Bill Ingalls

Nga và châu Âu đã sẵn sàng cho một sứ mệnh robot lên sao Hỏa sẽ diễn ra trong năm 2022. Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) Josef Aschbacher cho biết “ESA tiếp tục làm việc với tất cả các lập trình viên của mình, bao gồm cả chiến dịch khởi động ISS & EXOMars”, nhưng sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình phát triển”.

Hiện, châu Âu đang có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Nga trong sứ mệnh ExoMars, dự kiến ​​khởi động vào tháng 9/2022 – bao gồm việc Nga phóng tàu vũ trụ và cung cấp tàu đổ bộ khi nó đến sao Hỏa vào năm 2023.

Galileo là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của châu Âu, chuyên cung cấp thông tin định vị và thời gian được sử dụng trong điện thoại di động, ô tô, đường sắt và hàng không. Còn vệ tinh Copernicus cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất, chẳng hạn như tài liệu về biến đổi khí hậu.

Chú thích thêm trong bài:

(*) Khi Iran bị loại khỏi SWIFT vào năm 2012, việc này đã phá hủy gần một nửa giá trị ngành dầu mỏ của Iran, làm giảm xuất khẩu hàng năm từ 92,5 tỷ USD xuống còn 52 tỷ USD. Các ngân hàng Iran đã được kết nối lại với SWIFT vào năm 2016.

Tuy nhiên, Nga cũng đã chuẩn bị cho sự kiện này trong nhiều năm. Vào năm 2014, Nga đã thiết lập giải pháp thay thế nội địa của riêng mình cho SWIFT, gọi là Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), thông tin từ Theverge.

Bài viết sử dụng nguồn: Reuters, SCMP, Theverge, Ec.europa.eu

Xem thêm:

Tin liên quan

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0