Một chuyên gia về rắn có tên Mirza Md Arif đến từ Bhadrakh, bang Orissa, Ấn Độ đã cùng người dân truy tìm một sinh vật cực kỳ nguy hiểm đang ẩn mình trong bức tường. Để bắt nó phải ‘xuất đầu lộ diện’ thì ông đã phải phá bức tường này ra.
Sau một hồi đục phá thì sinh vật này đã xuất hiện. Đó là một con rắn có hoa văn rất đặc biệt với các hình elip hay hình tròn chạy khắp cơ thể. Vị chuyên gia đã nhận ra ngay đó là một con rắn hổ bướm hay rắn lục Russell (tên khoa học: Daboia russelii).
Xem video:
Chuyên gia cùng người dân phá bức tường nhà, phát hiện sinh vật cực kỳ nguy hiểm
Đây là loài rắn thuộc nhóm Tứ đại nọc độc ở Ấn Độ. Chúng cũng là thủ phạm gây ra số ca rắn cắn cũng như tử vong nhiều nhất ở Ấn Độ.
Theo thống kê của nghiên cứu có tên ‘Trends in snakebite deaths in India from 2000 to 2019 in a nationally representative mortality study’: Số ca rắn cắn gây ra bởi rắn hổ bướm ở Ấn Độ chiếm tới 43% tổng số ca rắn cắn, loài rắn đứng thứ 2 là cạp nia (18%), hổ mang Ấn Độ (12%), rắn lục vảy cưa (1,7%) và tất cả những loài rắn này được xếp vào nhóm Tứ đại nọc độc.
COMMENTS