HomeUncategorized

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau “Bức màn sắt”?

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau “Bức màn sắt”?

Cuối những năm 1950, Liên Xô đã bí mật thông qua chương trình chinh phục Mặt trăng nhằm đi trước người Mỹ.

“Xác sống vũ trụ” vừa sinh ra hành tinh có thể sống được giống Trái đất
Công nghệ thực tế ảo làm giảm căng thẳng của nhân viên chống Covid-19
Báo cáo khí hậu của Liên hợp quốc: Thế giới trong 10 năm tới sẽ thay đổi cực kỳ mạnh mẽ

Từ năm 1955 đến năm 1991, cùng với cuộc chạy đua vũ trang còn có cuộc chạy đua vào vũ trụ, âm thầm nhưng rất quyết liệt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cuộc chạy đua vào vũ trụ này liên quan đến một loạt các nỗ lực thám hiểm không gian bằng vệ tinh nhân tạo và đưa con người vào vũ trụ và lên Mặt Trăng. Cuối những năm 1950, Liên Xô đã bí mật thông qua chương trình chinh phục Mặt trăng với mục tiêu đi trước người Mỹ.

Bước đầu tiên để khám phá không gian thường sẽ là khám phá mặt trăng – vệ tinh của Trái đất. Để làm dược việc này, trước tiên phải phóng được các trạm liên hành tinh tự động lên Mặt trăng mà không cần đi vào quỹ đạo. Các kỹ sư Liên Xô còn muốn sau đó sẽ đặt chân lên bề mặt và mang về những mẫu đất đá đầu tiên. Tất cả những điều này lẽ ra phải được thực hiện trước Hoa Kỳ.

Chương trình N1-L3 của Liên Xô (được thiết kế để cạnh tranh với chương trình Apollo của Mỹ) nhằm đưa một phi hành gia lên Mặt trăng đã phải hoãn lại sau 4 lần phóng tên lửa đẩy N-1 liên tục thất bại vào những năm 1969 – 1972.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 1.

Lunokhod-1 trên Mặt trăng, 1970. Ảnh © TASS

Cùng thời gian này, trong khuôn khổ chương trình Apollo, người Mỹ đã thực hiện 6 chuyến đổ bộ lên Mặt trăng, 12 phi hành gia của NASA đã hạ cánh xuống bề mặt của hành tinh này. Càng đáng buồn hơn là sau này người Mỹ đã chiến thắng trong cuộc chạy đua lên vũ trụ còn bằng chính sản phẩm “đồng nát” của đối thủ. Thiết kế tên lửa N1 từng thất bại những bốn lần, sau này lại được Mỹ sử dụng.

Viện sĩ hàn lâm Nikolay Kuznetsov đã thiết kế các động cơ rất mạnh cho N1. Khi chương trình chinh phục không gian đóng lại, các quan chức Liên Xô nhiều lần yêu cầu tiêu hủy những động cơ này, nhưng Nikolay Kuznetsov đã giấu nó cho riêng mình. Sau này, Công ty Energomash đã bán thiết kế động cơ RD-170 cải tiến cho Mỹ. Người Mỹ đã sử dụng thiết kế loại động cơ tốt nhất này cho chương trình tên lửa mới của họ.

Có nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để giải thích cho sự thất bại của Liên Xô trước Hoa Kỳ trong cuộc đua lên Mặt Trăng.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 2.

Mikhail Marov – Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS). Ảnh: Vladimir I. Mazhukin / Research Gate

Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Mikhail Marov (RAS) cho biết, nguyên nhân chính khiến Liên Xô thua Mỹ trong việc đưa con người đổ bộ lên Mặt trăng vào những năm 60 của thế kỷ trước là mâu thuẫn giữa hai nhà thiết kế Liên Xô về việc lựa chọn động cơ cho tên lửa đẩy siêu nặng.

Ông cho biết thêm: “Thực chất, việc không đạt được thỏa thuận giữa những người bạn cũ, nhưng rồi lại trở thành những người đối kháng nhau về phương diện cơ bản, chính là vướng mắc khiến chúng tôi hồi đó không giành được kết quả khi đua tranh với người Mỹ trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng”.

Cũng theo ông Mikhail Marov, nguyên nhân thứ hai là khi nhà thiết kế thiên tài Korolev qua đời đột ngột năm 1966, mọi chuyện hầu như gặp bế tắc với tổng công trình sư mới là Vasily Mishin.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Liên Xô đã phóng thử nghiệm tên lửa này bốn lần, song, đều thất bại; hai lần đầu không cất cánh được, hai lần sau chỉ bay lên được 50,1 giây và 107 giây rồi phát nổ. Khi còn sinh thời, nhà thiết kế Korolev cũng đã dự định thiết kế các tên lửa N2 và N3 thay thế tên lửa N1, nhưng đã không kịp.

Ông Mikhail Marov tiếp lời: “Nguyên nhân thứ ba là tình trạng quản lý kém hiệu quả, không có đường lối rõ ràng và phương pháp tiếp cận hợp lý từ phía Chính phủ Liên Xô khi đó. Kết quả là kinh phí bị phân tán, chính sách cứng nhắc”.

Tại Liên Xô, không có cơ quan nào có toàn quyền tự chủ giống như NASA của Mỹ. Đã có quá nhiều can thiệp vì lý do chính trị nơi các nhà khoa học chứ không phải từ những vấn đề thật sự.

Mỗi trưởng công trình thiết kế của Liên Xô, để bảo vệ kế hoạch của mình, phải tìm được một quan chức cao cấp hậu thuẫn cho mình. Ngoài ra còn có những vấn đề thuộc cơ chế khiến khó có thể tiến đến những cách tiếp cận khoa học và công nghệ mới.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 3.

Mô hình “Lunokhod-2” tại Lunodrome. Ảnh © TASS / Akimov Nikolay

Mới đây nhật báo Nga, The Life, đã tiết lộ thêm nhiều chi tiết về quá trình phát triển không thành công của công cuộc chinh phục Mặt trăng của Liên Xô.

Theo tờ này, cách đây nhiều thập kỷ, Mặt trăng đã từng quá bí hiểm và có quá nhiều nhiệm vụ, cũng như câu hỏi cho việc ai muốn lên được đó. Bề mặt của Mặt trăng là gì? Liệu phi thuyền sẽ đột ngột chìm trong hàng tấn bụi hay không? Nếu có khoảng trống dưới bề mặt mỏng thì sao? Làm thế nào để điều khiển thiết bị từ Trái đất?

Thành công trong thiết kế nhưng lại thất bại trong thực hành, mà thất bại không chỉ một lần: Ba lần phóng đầu tiên của dòng E-1 đều kết thúc với thất bại. Trong lần phóng thứ tư vào tháng 1 năm 1959, Luna-1 đã bay được vào vũ trụ, nhưng trạm đã đi ngang qua Mặt trăng: Các kỹ sư đã không tính đến thời gian để tín hiệu truyền từ Trái đất đến E-1 và quay trở lại.

“Luna-1”, tuy vậy đã thực hiện một số khám phá: Xác nhận sự hiện diện của vành đai bức xạ trên Trái đất, phát hiện ra Mặt trăng không có từ trường, tìm thấy khí bị ion hóa trong không gian và có thể đo các thông số của “gió Mặt trời”. Người Mỹ, sau khi nghe được điều này, cho rằng Liên Xô đang nói dối, nhưng ngay sau đó phòng thí nghiệm động cơ phản lực ở California nhận được tín hiệu từ Luna-1: Những người hoài nghi đã phải che mặt vì xấu hổ.

Hai lần phóng tiếp theo đều thất bại. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng thiết bị Luna-2 lên Mặt trăng; hai ngày sau, thiết bị này đã đâm vào bề mặt Mặt trăng với tốc độ 3,3km/s. Một đám mây bụi Mặt trăng bùng lên cao, đến nỗi có thể được nhìn thấy bởi tất cả các kính thiên văn trên thế giới.

Nước Mỹ bàng hoàng. Các vụ phóng của Luna 1 và Luna 2 đã chứng minh rằng nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô có tên lửa đạn đạo có khả năng vươn tới Washington, và Mỹ đang thua cuộc. Nhưng Liên Xô vẫn chưa dừng lại.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 4.

Trạm Luna 3 tại Bảo tàng Vũ trụ, Mát-xcơ-va, Nga. Ảnh: Armael / Wikipedia

Vào ngày 10 tháng 10 cùng năm, trạm Luna-3 đã được phóng lên và trở thành trạm đầu tiên trên thế giới thực hiện thao tác điều khiển lực hấp dẫn xung quanh vệ tinh, ghi hình mặt tối của Mặt trăng bằng hai máy ảnh, gửi 17 bức ảnh về Trái đất.

Liên Xô, với tư cách là những người tiên phong, có quyền đặt tên cho các vật thể được phát hiện, và trên Mặt trăng đã có các “nguyệt danh” mới: Biển Giấc mơ và Biển Matxcova, các miệng núi lửa Mendeleev, Skladovskaya-Curie, Giordano Bruno và những nơi khác.

Nhưng 11 lần phóng tiếp theo đều thất bại. Phải chăng là đã bị phá hoại? Có thể.

Người Mỹ tiết lộ rằng sau nhiệm vụ Luna-2, các điệp viên CIA đã có thể truy cập vào các mô hình hoạt động của các trạm trong vài giờ và tìm cách nắm được tất cả các bước phát triển của các kỹ sư Liên Xô. Khi đó, Liên Xô là nhà thiết kế, còn Mỹ là kẻ đánh cắp công nghệ. Năm 1966, Liên Xô đã phóng thêm bốn trạm lên vệ tinh của Trái đất và chuẩn bị cho việc đưa robot lên Mặt trăng.

Trở lại năm 1963, tổng công trình sư Korolev đề xuất phát triển xe tự hành L-1. Công việc được giao cho người đứng đầu bộ phận nguyên lý chuyển động mới của VNII-100, nhà thiết kế Alexander Kemurdzhian, người đã phát triển một phương tiện chạy mọi địa hình dựa trên các nguyên tắc điều khiển máy điện tín mới chưa được tạo ra ở Liên Xô hoặc ở Hoa Kỳ. Phương tiện này sẽ là một phòng thí nghiệm tự động đầu tiên trong lịch sử Trái đất để nghiên cứu một hành tinh khác.

Lunokhod bao gồm thân xe và khung gầm; bánh xe 8 nan, trang bị phanh đĩa, được ghép thành từng cặp, thay cho lốp là lưới kim loại với các vấu bằng titan; mỗi bánh xe đều có hệ thống truyền động và hệ thống treo riêng.

Bên trong khoang máy là một hệ thống điều khiển với con quay hồi chuyển, thiết bị liên lạc, pin, hệ thống sưởi và làm mát, cùng các thiết bị khoa học. Bên ngoài, chiếc xe chạy mọi địa hình được phủ lớp cách nhiệt và có thể chịu được nhiệt độ từ -170°C đến 150°C.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 5.

Lunokhod-1 “. Ảnh © Wikipedia

Bảng điều khiển lật phía trên có các tấm pin mặt trời 1 kW và phải hỗ trợ pin. Bên ngoài, chiếc xe được trang bị máy quay và ăng-ten, kính thiên văn, máy định phân lượng, thiết bị vận hành “Рифма”, thiết bị đánh giá chướng ngại vật và đồng hồ đo đường.

Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của chiếc xe được thực hiện vào năm 1968 tại Kamchatka, gần núi lửa Tolbachik và Shiveluch. Các cuộc thử nghiệm chẳng diễn ra dễ dàng ngay từ chuyện chở thiết bị và con người tới, không chỉ khó khăn với những chiếc xe có khả năng vượt địa hình, mà ngay cả chiếc trực thăng chở các nhà khoa học và quân đội phải vất vả lắm mới hạ cánh được.

Không những vậy, năm 1970, trong một lần thử nghiệm, các hộp chứa thiết bị Lunokhod đã bị mất tại sân bay! Lúc đầu, thông tin này không được tiết lộ, và khi KGB vào cuộc, thiết bị đã được tìm thấy ở Magadan, nơi những chiếc hộp đựng thiết bị vũ trụ đã ở ngoài trời suốt một tuần. Các bài kiểm tra của chiếc xe địa hình đã diễn ra rất thành công: Chiếc xe tự tin vượt qua những con dốc cao, trơn trượt nhưng không bị lật.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 6.

Bức tranh hình dung nhà du hành vũ trụ Liên Xô trên Mặt trăng, Alexei Leonov. Ảnh © TASS

Khó có thể diễn tả hết niềm vui của người dân Liên Xô khi ngày 17/11/1970, trạm liên hành tinh Luna-17 đã đưa chiếc Lunokhod-1 lên bề mặt Mặt trăng. Đó là một phép màu thực sự. Không có bất kỳ kỹ xảo nào mà thực sự là con người, do trí óc con người và khoa học thực hiện được.

Lunokhod-1 đã liên lạc với các nhà khoa học trong 301 ngày, đi hơn 10.000 km trên Mặt trăng, khảo sát diện tích bề mặt 80.000 km vuông và gửi 25.000 bức ảnh về Trái đất. Nó đã nghiên cứu các đặc tính vật lý của bề mặt Mặt trăng 537 lần tại các điểm khác nhau và thực hiện 25 phân tích hóa học về đất. Cho đến tháng 9 năm 1971, vì pin của chiếc xe tự hành cạn năng lượng, nó đã ngừng liên lạc.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 7.

Hình ảnh bề mặt Mặt trăng do Lunokhod-1 gửi về Trái đất.

Sau này, việc đưa Lunokhod-2 lên Mặt trăng không mấy thành công: Lunokhod-2 chỉ hoạt động được 4 tháng trước khi một biến cố xảy ra – trên đường xuống ở một trong những miệng núi lửa, chiếc xe chạy mọi địa hình bị sa lầy. Thông thường người điều hành tại MCC phải đóng nắp máy, cho xe quay lại rồi bắt đầu lại từ đầu. Nhưng vào ngày hôm đó, đến lượt kíp điều khiển mới của MCC trực, và một trong số họ đã ra lệnh cho xe quay lại mà quên không đóng nắp.

Nắp máy chạm vào đất xốp, xúc đất vào bên trong, khi đậy nắp lại, đất đổ lên thân máy và vô tình trở thành một lớp ngăn nhiệt thoát ra, khiến chiếc xe quá nóng và hỏng. “Lunokhod-2” được đưa lên Mặt trăng vào ngày 15 tháng 1 năm 1973, nhưng đến ngày 11 tháng 5 thì nó không còn nghe lệnh nữa. Tuy nhiên, Lunokhod-2 đã kịp chuyển về 86 bức tranh toàn cảnh và 80 nghìn khung hình truyền hình cho MCC.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 8.

Nhó điều khiển Lunokhod-2 tại nơi làm việc, ngày 25 tháng 1 năm 1973. Ảnh © TASS / Nikolai Akimov

Còn Lunokhod 3 thì chưa bao giờ được đưa lên mặt trăng. Các phương tiện chạy được mọi địa hình đều bị bỏ rơi để tập trung cho nghiên cứu các trạm Mặt Trăng (tạm dịch từ: лунная станция), vì vào năm 1970, trạm Mặt Trăng Luna-16 không chỉ hạ cánh trên bề mặt vệ tinh của Trái Đất mà còn quay trở lại Trái Đất, mang 101 gam đất từ ​​Mặt Trăng.

Các trạm hạng nặng “Luna-19”, “Luna-22” được gửi vào không gian đã nghiên cứu trường hấp dẫn của hành tinh và phát hiện ra sự hiện diện của mascons – trọng trường dương dị thường trong khu vực có thể hạ cánh các phương tiện với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn .

Vào năm 1972 và năm 1976, các trạm “Luna-20” và “Luna-24” đã cung cấp cho Trái đất lần lượt 53 gam và 170 gam đất bề mặt Mặt Trăng.

Đất vẫn được bảo quản trong môi trường trơ ​​trong các kho bảo quản đặc biệt của Viện Hóa học Địa chất và Phân tích thuộc Viện Hàn lâm Khoa học. Chương trình Lunar được coi là đã hoàn thành. Chương trình mặt trăng có người lái của Liên Xô còn bị đóng lại sớm hơn – vào năm 1974.

Thực ra ý đồ đằng sau những quyết định đó là gì thì tới nay vẫn chưa rõ ràng. Khi Hoa Kỳ đã hạ cánh lên mặt trăng vào năm 1969 thì cuộc chạy đua với Mỹ không còn ý nghĩa gì. Nhưng điều tò mò là Hoa Kỳ cũng lại từ bỏ các chuyến bay lên Mặt trăng vào khoảng thời gian đó với câu nói “Chi phí cao – ít khám phá”.

Nhiều khả năng lý do đó cũng đã buộc Liên Xô từ bỏ việc khám phá mặt trăng: Thời gian kéo dài, tốn kém và không hứa hẹn lợi ích nhanh chóng. “Lunokhod-1” mãi mãi vẫn là một biểu tượng của hành trình khám phá không gian đối với người dân Liên Xô.

Cuộc đua lên Mặt trăng giữa Liên Xô – Hoa Kỳ: Những bí ẩn nào đằng sau Bức màn sắt? - Ảnh 9.

Hình ảnh tầu Apollo 11 của Mỹ trên Mặt trăng.

Người Mỹ thường viết về những chiếc tàu thám hiểm Mặt trăng đã bị “thất lạc”, và thỉnh thoảng những “hình như” lại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, đại loại: “Hình như chúng tôi đã nhìn thấy những chiếc tàu thám hiểm mặt trăng của Nga!”

Đây không phải là sự thật. Tọa độ của các phương tiện trên mọi địa hình đã được biết và các gương phản xạ của chúng vẫn đang trong tình trạng hoạt động – chúng có thể được sử dụng để tính toán chính xác khoảng cách tới Mặt trăng.

Tình cờ, vào năm 1993, NPO của Lavochkin đã bán Lunokhod-2 cho doanh nhân người Mỹ Richard Garriott với giá chỉ 68.500 USD với câu tự an ủi: “Bỏ quá cho đằng này nhé, thôi thế cũng lại hay !” (“Прости нас, Юра!”) cho những kỷ niệm vui có, buồn có trong cuộc đua chinh phục Mặt trăng.

Xem thêm:

Tin liên quan

COMMENTS

WORDPRESS: 0
DISQUS: 0